Góc nhìn

Quy trình
thiết kế phòng bếp

Quy trình thiết kế phòng bếp

-Trước khi bắt đầu quá trình thiết kế, điều quan trọng nhất là hiểu thế nào là nhà bếp và sử dụng như thế nào. Đây là một bước tiếp cận trước khi thiết kế cơ bản nhất mà bất kiến trúc sư nào cũng phải làm. Thiết kế bếp là một chuỗi công năng bao gồm các khi làm việc mật thiết với nhau cần phải tổ chức hợp lý.

-Ngoài xác định phong cách thiết kế  theo yêu cầu của khách hàng, điều quan trọng là xác định mô-đun để tối ưu hóa hiệu xuất và giảm thiểu chi phí sản xuất của các phần khác nhau. Bằng cách này, các kích thước của thiết bị sẽ được xác định trước khi thiết kế các mô-đun tủ chứa chúng.


Không gian làm việc và luồng giao thông

-Có một nghiên cứu đã xác định 5 khu vực chung trong nhà bếp:

Khu vực lưu trữ thực phẩm: Không gian lưu trữ thực phẩm, đồ hộp, tủ lạnh.

Khu vực lưu trữ dụng cụ: Dụng cụ dao thớt, dụng cụ nấu ăn, dụng cụ xong nồi và dụng cụ bếp khác.

Khu vực bồn rửa: Khu chậu rửa bát, khoang giá bát.

Khu nấu ăn: Bếp nấu, lò nướng, lò vi sóng....

Khu bàn gia công: Khoảng mặt bếp trống để gia công trong quá trình nấu ăn.

Các khu vực nấu ăn, bồn rửa, và lưu trữ thức ăn được kết hợp và tổ chức giao thông với nhau một cách hợp lý để có một quá trình nấu ăn hiệu quả nhất. Khu rửa, nấu và kho lưu trữ tạo thành một tam giác hẹp dẫn đến các phương án thiết kế nhà bếp khác nhau.

Loại bếp

Điều này liên quan đến không gian dành cho khu bếp này quyết định. Các loại được xử dụng phổ biến nhất bao gồm:

Tuyến tính ( Hoặc hai đường song song)

Hình chữ L

Hình chữ U



Bố trí bếp

Khi bắt đầu thiết kế và phát triển kế hoạch bố trí bếp, bạn nên nhớ rằng nhà bếp không chỉ là một rạng buộc ngẫu nhiên của một loạt các đồ nội thất và đồ gia dụng bếp, mà còn gồm các mô-đun bếp phải tuần theo logic sản xuất. Nếu thiết kế không rõ ràng hoặc không tuân theo các thông số kĩ thuật của nhà sản xuất hợp lý có thể gây ra lỗi khi lắp ráp nội thất.

Do đó, kế hoạch bố trí nội thất phải liên quan trực tiếp đến căn phòng bếp và bất kì thiết bị nào được kết hợp đều phải phù hợp với bố trí.

Để tránh lỗi kĩ thuật khi thi công và lắp ráp, thiết kế bắt buộc phải tuân theo thiết bị  có sẵn của nhà sản xuất. Các thiết bị nên lắp vào một mô-đun đơn, để tránh đặt chúng vào giữa hai mô-đun.

Kích thước tiêu chuẩn

Các phép đo luôn liên quan đến thiết bị và thiết kế bếp liên quan mật thiết tới nhân trắc học (Con người).

Chiều rộng

Chiều rông tiêu chuẩn của một mô-đun biến đổi và phụ thuộc vào việc sử dụng mỗi mô-đun. Thông thường các cánh tủ trong mô-đun có kích thước : 250mm, 300mm, 450mm, 500mm, 600mm, 750mm, 800mm, 900mm, 1000mm. Kích thước này là kích thước chiều rộng của cánh.


Khi suy nghĩ về các thiết bị gia dụng, các mô-đun 600mm và 900mm thường cho lò vi sóng, hút mùi và bếp. Ví dụ lò vi sóng nhỏ hơn 600 và được thiết kế với khoảng cách 600 vừa vặn. Trong trường hợp bồn rửa, nó phụ thuộc vào việc mà bạn cần sử dụng bao nhiêu trên mặt bàn bếp. Chậu rửa thường có kích thước từ 300mm-900mm. Lắp đặt thiết bị phải cách các thành tủ 20mm-30mm trở lên.

Trong thiết kế tủ bếp thông thường thì ngăn kéo có kích thước 400, 500, 600. Tuy nhiên hiện này các ngăn kéo cao cấp được thiết kế lên tận 1200mm chiều rộng.

Có nhiều loại phụ kiện khác có thể làm cho bếp trở nên phong cách hơn, như kệ gia vị ( 150-250). kệ xong nồi ( 400mm-600mm), kệ đĩa( 400mm-850mm).

Độ sâu

Các mô-đun tủ có độ sâu tiêu chuẩn là 600mm. Kích thước này có tính đến việc thông thủy bên trong là 580mm và thêm 18mm chiều dày cánh tủ. Mặt bàn đá thông thường lại rộng hơn cách tủ để khi mặt bàn bị ướt hoặc có chất lỏng không chảy vào cánh tủ.

Chiều cao

Đối với tủ bếp tiêu chuẩn Việt Nam, chiều cao nói chung là khoảng 820mm-850mm từ sàn nhà tới mặt bàn bếp. Tủ bếp phải để cách sàn khoảng 100mm để chống ẩm. Và khoảng cách này được che bằng một thanh gỗ 10cm để ngăn bụi và rác chui vào trong gầm tủ.

Mô-đun tủ trên thường được đặt ở độ cao 1400mm-1500mm so với sàn nhà. Và độ sâu của mô-đun tủ trên thường là 350mm-400mm

Nguyên vật liệu

Giống như các thiết bị gia dụng, tất cả các sản phẩm và vật liệu đều có kích thước tiêu chẩn và điều này rất cần thiết để đạt được kết quá tốt nhất.

Cánh tủ, thùng tủ

MDF dán phủ laminate là vật liệu chỉnh được sử dụng để làm phần cánh tủ bếp. Đây là một loại vật liệu hiệu qủa về thẩm mỹ và độ bền.

Tương tự thung tủ có thể dùng MDF, tuy nhiên khoang tủ bát thường xuyên chịu nước nên tốt hơn là dùng tấm nhựa dán laminate bền vững với nước.

Mặt bàn

Có nhiều loại vật liệu cho mặt bàn bếp, tuy nhiên ở Việt Nam phổ biến nhất là:

Đá: Đá tự nhiên thạch anh, đá nhân tạo cao cấp.

và các vật liệu khác ít được dùng hơn: Gỗ, laminate....

Tấm ốp chân tủ

Do tủ phải kê cao hơn sàn khoảng 100mm nên khoảng cách này cần che chắn cẩn thận để chông bùi bẩn và rác chui vào. Ở đây có thể dùng gỗ MDF hoặc có sự lựa chọn cao  cấp hơn là nẹp hợp kim hoặc nhựa.